Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

BÀ TRẦN THỊ LỆ VÀ CÂU CHUYỆN HỒI SINH THÀNH CÔNG CHO NUTIFOOD

Bà Trần Thị Lệ được xem là người hồi sinh cho Nutifood, sau cái bắt tay không hiệu quả với Kinh Đô (lỗ lên tới 148 tỷ đồng) vào năm 2008, cộng với cơn bão khủng hoảng kinh tế kéo dài. Vị CEO xuất thân là một bác sĩ này đã có những quyết định đúng đắn, cấp cứu, hồi sinh cho thương hiệu sau khi bị “mờ nhạt” trên thị trường.
Cuộc đại phẫu thành công
Năm 2008, trong báo cáo tài chính của mình Nutifood cho biết đã rơi vào khủng hoảng và lỗ lên tới 148 tỉ đồng. Đây là những kết quả sau khi thương hiệu này hợp tác với Kinh Đô, đầu tư dàn trải vào tài chính và bất động sản. Cũng chính từ kết quả bết bát này bộ máy lãnh đạo mới từ nhiệm, công ty lao đao.
Đây là bài học lớn đối với ban lãnh đạo Nutifood, bởi sau việc hoàn thành việc kí kết hợp tác toàn diện giữa Kinh Đô và Nutifood đã không giúp công ty hiện thực hóa giấc mơ leo lên ngôi vị thứ 2 trong ngành sữa, mà đã chấm dứt chuỗi ngày tăng trưởng trong mơ trước đó.
Bên cạnh đó, quá trình hợp tác với Kinh Đô, Nutifood chẳng những không học hỏi được gì về việc kinh doanh thực phẩm từ đại gia này, mà còn cùng sa đà vào các hoạt động kinh doanh đa ngành, đầu tư tài chính và bất động sản, trong đó lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh lên đến 93 tỷ đồng.
Trước tình thế này bà Trần Thị Lệ cùng chồng, chủ tịch HĐQT Trần Thanh Hải đã vào cuộc, bắt đầu đại phẩu công ty. Với những bước đi thận trọng, đúng đắn “sức khỏe” Nutifood dần hồi phục, nhưng phải đến năm 2013, mới thật sự có “sức sống”.
Trần Thị Lệ CEO Nutfood
Chân dung CEO tài ba của Nutifood
Đầu tiên bà Lệ đã bắt tay vào tái cấu trúc các phòng ban, bộ phận theo thứ tự ưu tiên từ việc lớn đến nhỏ. Với chiến lược cải tổ quyết liệt và thẳng tay của người nữ thuyền trưởng này, Nutifood không chỉ thoát khỏi “hấp hối” mà còn đem lại con số mơ ước lúc này. Theo đó chỉ một năm sau khi nắm vị trí Tổng Giám đốc bà Lê đã mang về cho công ty 51 tỷ đồng tiền lãi. Tiếp theo đó, năm 2012 - 2013, thay vì cắt giảm chi phí để đối phó với khó khăn, Nutifood lại đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngân sách dành cho R&D của Nutifood trong 2 năm này tăng khoảng 200% so với năm 2011. Đến năm 2013, thương hiệu Nutifood nổi đình, nổi đám thông qua việc liên tiếp tài trợ cho đội bóng đá nữ, đội bóng của Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG và tài trợ Giải bóng đá U19 Quốc tế 2014- Cup Nutifood. “20 tỷ đồng tài trợ cho Học viện là một khoản chi phí marketing rất mềm”, đây là chiến lược quảng bá khôn ngoan của Nutifood trong việc phát triển thương hiệu đồng thời giúp công ty này tiếp cận rộng rãi hơn với mọi khách hàng.
Bên cạnh việc bắt tay làm thương hiệu với bầu Đức, Nutifood đã có những giải pháp tài chính đúng đắn qua việc áp dụng chiến lược phát triển bằng nguồn lực tự có, hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng, yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu cho trả chậm trong 45 ngày. Chính điều này đã làm cho Nutifood giảm được gánh nặng về lãi suất, hạn chế chi phí tồn kho.
Nutifood được cung cấp nhiều “dinh dưỡng” 
Sự trở lại của bà Trần Thị Lệ và chồng sau nhiều biến cố tái cấu trúc Nutifood đã giúp cho nhiều người có thể hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho công ty này. Những động thái gần đây cho thấy, họ đang gấp rút chuẩn bị để đưa con thuyền Nutifood trở lại quỹ đạo hưng thịnh trước đây. Trong đó phải kể đến những lần “bắt tay” với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức), ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Sự kiện này cho thấy Nutifood đang chơi canh bạc dự án bò sữa lớn nhất, với tham muốn chi phối ngược lại thị trường sữa tươi.
Poster Nutifood
Poster quảng cáo của Nutifood
Sau gần 6 năm lèo lái, bà Trần Thị Lệ đã đưa Nutifood từ một thương hiệu mờ nhạt trở thành một trong 5 thương hiệu điển hình của Việt Nam và dẫn đầu về thị phần cho mặt hàng sữa bột nguyên kem và sữa dành cho trẻ em đang tăng trưởng.
Theo phân tích của một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sữa, chiến lược hồi sinh Nutifood có hai điểm khôn ngoan. Một là, với slogan mới là “giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, Nutifood tập trung chủ lực vào các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, như các loại sữa đặc trị dành cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày, người bệnh tiểu đường, trẻ biếng ăn, người béo phì. Điều này giúp Nutifood tránh được áp lực cạnh tranh trên thị trường sữa vốn đang rất khốc liệt, đặc biệt là không phải đối đầu với các ông lớn trong ngành sữa.
Nói về lợi thế của Nutifood, bà Lệ cho rằng mình xuất thân là một bác sĩ nên ít nhiều có chuyên môn trong ngành dinh dưỡng và đây cũng là một lợi thế để điều hành một doanh nghiệp sữa. Bên cạnh đó, việc kết mối lương duyên với HAGL cùng Vissan bà Lệ tin rằng mình có niềm tin vững chắc sẽ không có rủi ro xảy ra, căn cứ theo cam kết của các bên. Hiện các chiến lược về kinh doanh dài hạn của Nutifood chưa được bà Lệ tiết lộ, song giới phân tích cho rằng, với tiền sử lợi thế về các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, Nutifood chắc chắn sẽ đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Việc đầu tư này luôn chiếm 12-15% lợi nhuận mỗi năm của Nutifood. Sứ mệnh mà Nutifood đặt ra là mỗi sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi và các bệnh lý khác nhau, đóng góp vào sự phát triển thể chất toàn diện của người Việt Nam.
Sự kiện được người tiêu dùng quan tâm đến Nutifood trong những năm vừa qua là việc tài trợ dinh dưỡng cho đội tuyển bóng đá nữ quốc gia và tuyển U19 Việt Nam- đội đang được dành nhiều sự ưu ái của người hâm mộ cả nước. Cái được lớn hơn cả của Nutifood thông qua việc tài trợ này chính đã để lại trong lòng người hâm mộ và người tiêu dùng Việt Nam ấn tượng đẹp và một cảm tình sâu sắc về một thương hiệu nhân văn và trách nhiệm.
Đây cũng là triết lý kinh doanh mà bà Lệ đang thực hiện, với bà được kinh doanh ngành yêu thích nhằm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cho cộng đồng là niềm vui và hạnh phúc lớn đối với mình. Vì vậy, mỗi lần tung ra sản phẩm mới, bà và Nutifood đều lồng vào một chương trình cộng đồng.Giá trị thương hiệu của Nutifood hiện nay đã được nâng tầm, không chỉ là một công ty cung cấp các sản phẩm sữa đơn thuần, mà còn là một chuyên gia dinh dưỡng trong các lĩnh vực đời sống, một thương hiệu gắn bó với cộng đồng.
Đánh dấu cho sự trở lại từ “cõi chết” này, công ty Nutifood đã cho tái thiết kế nội thất văn phòng và nhà máy tại Gia Lai của mình như một cột mốc đánh dấu chơ sự hồi sinh của mình. Và công ty thiết kế thi công nội thất ADT Décor rất tự hào khi được là đơn vị trúng thầu cho dự án này. Bằng những khả năng và tinh thần làm việc hang say nhất, công ty thiết kế thi công nội thất ADT Décor đã mang đến một diện mạo mới cho khối văn phòng và nhà máy của công ty. HIện tại dự án đang đi đến những giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, hãy theo dõi diện mạo mới của nội thất văn phòng và khối nhà máy Nutifood như thế nào bằng những bài viết tiếp theo trên trang web ADT Décor.
Thiết kế nội thất sảnh tiếp tân Nutifood
Nội thất sảnh tiếp tân văn phòng Nutifood Gia Lai
>> Tin liên quan: Nutifood-dự án thiết kế nội thất văn phòng nhiều vinh quang
Bài viết có tham khảo tư liệu từ trang doanhnhanduongthoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét