Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

ẤN TƯỢNG VỚI THIẾT KẾ NGÔI NHÀ “TẬP THỂ” TẠI TOKYO


Dự án cải tạo nhà ở cho một hộ gia đình đơn từ một căn nhà tập thể 2 tầng với 8 phòng nhỏ cho thuê ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Hơn một nửa số phòng trong căn nhà gỗ cũ kỹ này là phòng trống, nên chủ nhà muốn phá dỡ và xây dựng lại một căn nhà mới cho hộ gia đình gồm bố mẹ và 2 con gái. Tuy nhiên, KTS đề nghị cải tạo tòa nhà hiện tại thành một căn nhà đáp ứng được nhu cầu đó, thay vì phá dỡ. Vì với ngân sách của chủ nhà, nếu công trình xây mới thì chỉ có thể được nửa diện tích so với căn nhà hiện tại, điều này không có lợi cho họ.
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-1
Ảnh hiện trạng công trình trước cải tạo
Sự suy giảm dân số tai Nhật Bản diễn ra liên tục 10 gần đây dẫn đến số lượng các hộ gia đình theo đó cũng giảm đáng kể. Có thể nói, trên lý thuyết, người dân sẽ có nhiều không gian ở hơn và thời kỳ người Nhật phải sống trong những căn nhà nhỏ chật hẹp đã qua. Trật tự không gian đã có sự thay đổi  từ phân chia không gian có hạn cho nhiều người, thành việc phân chia những không gian nhỏ hiện có cho ít người hơn. Mặc dù vậy, thông thường khách hàng vẫn có xu hướng muốn chia nhỏ phòng ở trong nhà. KTS đưa ra phương án thiết kế tạo nên hình ảnh mới cho căn nhà, cân bằng giữa việc chia phòng và kết nối không gian bên trong, và để các tác động của chúng cùng tồn tại. Kết quả tạo nên một không gian nội thất liên hợp đầy năng động, tạo sự trải nghiệm tất cả các không gian thành phần mà không làm mất đi sự riêng tư cá nhân. Dự án mang tên "Nhà tập thể", với tham vọng của KTS trong việc tạo ra sự phong phú, đa dạng trong những thay đổi về nội thất ở thiết kế kiến trúc nhỏ này.
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-2
Ảnh © Kazuyasu Kochi
KTS bắt đầu bằng việc cắt một khối rỗng trong căn nhà để kết nối tám phòng lại. Công trình hiện trạng có kết cấu mạng lưới 3D khá cứng nhắc, gồm các bức tường, sàn, đơn thuần chia không gian làm 8 phần. KTS cắt bớt các diện 2D khỏi hệ thống lưới này (tam giác, tứ giác, ngũ giác...). Theo nguyên tắc đó, KTS quyết định hướng cắt của các diện này sẽ không theo mặt phẳng tọa độ của hệ kết cấu vốn có, mà nằm trên những mặt phẳng khác. KTS sử dụng các màu sắc sống động có tên gọi "4 định lý màu sắc" cho mỗi diện 2D mới để nhấn mạnh sự tồn tại của chúng. Khi đứng trong không gian sau cải tạo này, chúng ta có thể đồng thời cảm nhận hai loại chiều sâu (phối cảnh) khác nhau.
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-3
Quy trình cải tạo căn nhà
Kết quả của quy trình thiết kế đưa ra những hướng nhìn khác về phối cảnh không gian, chúng mang chút dáng dấp trường phái Lập Thể, có sự biến dạng về phối cảnh giữa 2D và 3D. Chúng ta có thể nhìn thấy một khung cảnh mà những diện tam giác, tứ giác chồng chéo và giao cắt nhau, tạo nên sự phân chia đa dạng của không gian tại cùng một địa điểm.
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-4
Ảnh © Kazuyasu Kochi
Kiến trúc không thể thoát khỏi hệ thống hình học 3D vốn có, và mặt khác những bức tranh cũng không thể thoát khỏi nguyên lý 2D. Trong lịch sử nghệ thuật, lập thể tìm thấy một chiều sâu không gian hiện hữu trong các bức tranh 2D của họ.
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-5
Ảnh © Kazuyasu Kochi
Các bản vẽ công trình:
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-6
Mặt bằng công trình trước và sau cải tạo
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-7
Mặt bằng tầng 2 sau cải tạo
thiet-ke-noi-that-nha-o-doc-dao-8Mặt cắt đứng sau cải tạo của ngôi nhà
Nguồn: Kienviet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét